1. TƯ VẤN, BÁO GIÁ: Hotline, Add và gửi thông tin đến ZALO 0908282036
EMAIL inanquangcao.xyz@gmail.com
2. ĐẶT HÀNG, THIẾT KẾ, DUYỆT MẪU: ONLINE
3. GIAO HÀNG: TOÀN QUỐC
Là một phần không thể thiếu của các dây chuyền sản xuất hàng hóa công nghiệp, thùng carton hay thùng giấy bìa cứng từ lâu đã trở nên quen thuộc với mỗi người. Cùng tìm hiểu về thành phần, cấu tạo, ưu nhược điểm, quy trình sản xuất thùng carton, bao bì carton
Bao bì carton, bao bì giấy carton
Bao bì carton là gì?
Bao bì carton hay còn gọi là thùng carton là loại bao bì rất phổ biến trên thị trường, được làm từ giấy bìa carton.
Thùng carton, bao bì carton dùng để đóng gói, bảo quản và vận chuyển hàng hóa, giúp lưu trữ và bảo vệ sản phẩm bên trong bởi những va đập khi vận chuyển. Hiện nay, loại Thùng carton, bao bì carton này được quan tâm, đầu tư thiết kế ra những mẫu mã mới, đẹp và có thêm chức năng làm thương hiệu.
Giấy bìa carton được dùng để sản xuất ra thùng carton là loại giấy tạo ra từ giấy tái chế. Sau khi xử lý tại nhà máy, loại giấy tái chế này bị nghiền thành bột, trải qua các công đoạn chạy sóng, cắt, in ấn, đóng ghim trở thành thùng carton.
Giấy bìa carton có ít nhất 2 lớp với 1 lớp sóng và lớp lót, có loại lên đến 9 lớp (5 lớp lót và 4 lớp sóng).
Thành phần
Giấy bìa carton được chia làm 2 loại:
Giấy carton thông thường: trong thành phần carton có khoảng 74% giấy, 22% polyethylene và4% nhôm.
Giấy Carton sử dụng trong môi trường nhiệt độ thấp: khoảng 80% giấy và 20% polyethylene.
Giấy bìa carton cứng hơn nhiều so với những loại giấy thông thường. Nó là một loại giấy khá bền, có tính chịu tải cao và được các nhà sản xuất bao bì ưa chuộng.
Giấy carton dù dễ thấm nước và dễ rách hơn so với các nguyên liệu khác, nhưng tính thân thiện môi trường lại cực kì cao. Vì vậy hiện nay, loại giấy carton này vẫn đang được sử dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp.
Tác dụng của giấy bìa carton cứng
Được sử dụng làm bao bì để bảo quản và bảo vệ hàng hóa.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa.
Tạo điều kiện cho việc quảng cáo sản phẩm, là một trong những phương tiện thông tin về hàng hóa.
Là một trong những nguyên liệu bền, dẻ, thân thiện với môi trường được sử dụng phổ biến trong nhu cầu cuộc sống.
Giấy carton cứng được sử dụng để làm các loại bao bì sản phẩm:
Bao bì kín: chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian xung quanh vật phẩm thành hai môi trường: môi trường trong và môi trường ngoài.
Bao bì hở: bao gói trực tiếp thực phẩm hoặc bọc bên ngoài bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm.
Ngày nay, có rất nhiều loại bao bì được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, loại bao bì đảm bảo về sinh môi trường nhất chính là bao bì làm từ giấy bìa carton.
Ưu và nhược điểm của bao bì carton
– Ưu điểm
Tính bền cơ học
Nhẹ
Dễ phân hủy không gây ô nhiễm môi trường
Tái sinh dễ dàng
Rẻ tiền
– Nhược điểm
Dễ rách
Thấm nước
Cấu tạo của thùng Carton:
Thùng giấy carton được sản xuất từ sợi gỗ có tính chất sợi, có không gian 3 chiều được tạo thành nhờ vào lực liên kết hydro không chất kết dính, bao gồm 2 phần: phần bên ngoài (2 mặt giấy) và phần bên trong (lõi giấy). Phần lõi giấy được sản xuất bằng cách tạo hình uốn lượn nên được gọi là sóng giấy.
Kết cấu sóng giấy bao gồm:
Sóng A: Số lượng sóng ít nhất, độ cao sóng giấy cao nhất (4.7 mm) – giấy tấm sử dụng sóng A chịu được lực phân tán tốt trên toàn bề mặt tấm giấy.
Sóng B: Độ cao sóng giấy 2.5 mm – giấy tấm sử dụng sóng B chịu được lực xuyên thủng cao.
Sóng C: Độ cao từ 3.5-4.5mm – giấy tấm sử dụng sóng C chịu lực phân tán bề mặt tốt nhưng không bằng sóng A.
Sóng E: Số lượng sóng nhiều nhất, độ cao sóng giấy thấp nhất 1.5 mm – thường được sử dụng cho thùng đựng các vật nhẹ.
Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng nên lựa chọn loại giấy tấm khác nhau. Ví dụ: bao bì yêu cầu vừa chịu lực cao vừa chịu độ đâm thủng tốt thì nên chọn giấy carton sóng AB, 5 lớp.
Các loại thùng carton
Có nhiều cách phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau như cấu tạo hay kiểu dáng mẫu mã…
Phân loại theo cấu tạo:
Thùng Carton 3 lớp: được sản xuất để sử dụng cho những loại hàng hóa có khối lượng và trọng lượng tương đối nhỏ, gọn. Thùng giấy Carton 3 lớp được cấu tạo bởi 2 lớp thông thưởng phẳng bên ngoài và một lớp sóng giữa.
Thùng Carton 5 lớp: là loại thùng được cấu tạo bởi 2 lớp ngoài và 3 lớp trong: 2 sóng và một phẳng. Thùng giấy Carotn 5 lớp được dùng cho việc đóng gói hàng hoá, nội thất, máy móc… lớn về trọng lượng lẫn khối lượng.
Thùng Carton 7 lớp: được thiết kế với 2 lớp ngoài và 5 lớp sóng trong. Thùng giấy Carton 7 lớp được sử dụng chủ yếu để đựng các ngành hàng xuất khẩu như gốm, sứ, gỗ, thiết bị điện tử, máy móc,…
Phân loại theo kiểu dáng:
Thùng carton thông thường:
Đây là loại thùng rẻ nhất và phổ biến nhất trong các loại thùng carton
Thùng carton thông thường là thùng carton dạng như thùng mì, có các nắp chạm nhau tại giữa thùng khi đóng gói.
Đặc điểm của các loại thùng carton thông thường:
Giá thành rẻ, nên màu sắc và họa tiết in trên thùng khá nhỏ và đơn giản. Giấy màu nâu vàng, không có nhiều câu chữ hay hình ảnh nổi bật.
Thùng giấy Carton thông thường có chất liệu giấy rẻ để giảm thiểu tối đa về chi phí. Đối với loại thùng này, các phần nắp trên thùng hở và chạm vào nhau khi đóng, vì thế cần dùng keo để kết dính lại.
Thùng carton nắp toàn phần
Đây là một trong các loại thùng carton có mẫu mã đẹp nhất
Thùng carton nắp toàn phần (phủ bì) là một trong các loại thùng carton được làm nắp dài phủ chồng lên nhau khi đóng thùng. Thùng carton nắp toàn phần giúp tăng cường độ chắc chắn của thùng, bảo vệ sản phẩm, hàng hóa bên trong tránh tác động từ bên ngoài trong quá trình vận chuyển. Cách thiết kế này phù hợp với loại thùng có chiều rộng hẹp. Thùng carton nắp toàn phần được sản xuất thích hợp với khuôn độ dài lớn là hẹp bề rộng để đựng và bảo vệ những hàng hóa có trọng lượng nhỏ và vừa tương ứng.
Thùng carton nắp rời
Thùng carton nắp rời là dạng thùng carton này có nắp đóng ở một đầu, và đầu còn lại sử dụng nắp đậy rời. Thùng carton nắp rời được sử dụng phổ biến cho việc vận chuyển hoặc chứa đựng các vật dụng hoặc sản phẩm, và rất lý tưởng nếu nắp thùng được mở và đóng thường xuyên trong quá trình sử dụng. Trong các loại thùng carton đây là loại thùng có rất nhiều tiện lợi:
Thiết kế trang nhã, tiện lợi, thuận tiện cho việc mang xách, di chuyển.
Thiết kế nắp dời dễ dàng đóng mở.
Chất lượng giấy tốt, thiết kế riêng giúp doanh nghiệp lớn nhỏ có nhu cầu lưu trữ hồ sơ, hay kinh doanh giày dép, hộp đựng quà tặng… lưu giữ cố định sản phẩm, hàng hóa bên trong đảm bảo quá trình vận chuyển không làm hư hại sản phẩm.
Tính năng vượt trội, tạo sự khác biệt, in ấn riêng giúp truyền tải thông điệp đến gần với khách hàng hơn.
Quy trình sản xuất thùng carton
Bước 1: Chọn giấy nguyên liệu
Khi đặt hàng làm giấy carton, hai yếu tố mà bạn cần quan tâm là định lượng giấy và nguồn gốc của giấy.
Định lượng giấy
Định lượng của giấy được hiểu là khối lượng giấy nhất định trên một đơn vị diện tích (m2). Số đo tạm cho định lượng giấy là LBS. Chỉ số này càng cao thì độ bền và chất lượng giấy càng tốt.
Thông thường, người ta thường chọn loại giấy có định lượng cao hơn cho lớp bề mặt vì đó cũng là phần chịu tác động nhiều nhất trong quá trình sử dụng. Loại giấy định lượng cao thường được nhiều người lựa chọn cho lớp ngoài cùng là 220 LBS – 275 LBS. Đối với các mặt hàng xuất khẩu, người ta có thể chọn lớp giấy có chất lượng tốt hơn và phủ lớp bột gỗ để chống thấm, chống ẩm…Đương nhiên chi phí bỏ ra cho quy trình sản xuất bao bì sản phẩm này cũng tốn kém hơn nhiều.
Tiếp theo là lớp giấy ruột (hay còn gọi là giấy XEO). Bạn có thể sử dụng loại giấy định lượng thấp hơn so với lớp vỏ ngoài hoặc vẫn dùng loại có định lượng tốt tùy nhu cầu. Nhưng thông thường lớp giấy ruột được nhiều người lựa chọn có định lượng từ 135 LBS – 185 LBS. Nếu muốn đảm bảo lớp ruột tốt hơn, bạn có thể chọn loại giấy có định lượng 150 LBS trở lên.
Xưởng sản xuất thùng carton
Nguồn gốc giấy
Một yếu tố khác cần quan tâm trong quy trình sản xuất bao bì sản phẩm là nguồn gốc các loại giấy. Nhiều người quan niệm, các loại giấy có nguồn gốc xuất xứ từ các nước tiên tiến như Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan…sẽ có chất lượng tốt nhất. Mỗi nước lại sản xuất nhiều loại giấy khác nhau từ cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3…tùy nhu cầu. Thông thường, lớp mặt ngoài sẽ sử dụng các loại giấy có nguồn gốc từ các nước tiên tiến còn mặt giấy trong có thể chỉ dùng loại giấy có định lượng thấp hơn (cấp độ 2,3) hoặc giấy được sản xuất trong nước để tiết kiệm chi phí.
Những ngành sản xuất khác nhau cũng sẽ yêu cầu quy trình sản xuất bao bì khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm. Ví dụ, công ty nội thất nhất là nội thất gỗ cao cấp thường chọn loại giấy định lượng cao dể hàng hóa không bị trầy xước trong quá trình vận chuyển. Nhưng đối với những mặt hàng khối lượng nhẹ như may mặc thì loại giấy sử dụng sẽ có định lượng thấp hơn. Cũng vậy, các doanh nghiệp hàng xuất khẩu thì thường có nhiều yêu cầu hơn trong quy trình sản xuất bao bì sản phẩm so với các công ty chỉ tiêu thụ trong nước.
Bước 2: Chạy giấy sóng
Trong quy trình sản xuất bao bì, hai loại giấy carton được sử dụng nhiều nhất là giấy 3 lớp và giấy 5 lớp.
Để sản xuất thùng carton 3 lớp khá đơn giản khi chỉ cần một đấu máy chạy giấy 2 lớp rồi chạy qua máy cán lớp mặt cuối cùng. Công đoạn cuối cùng này sẽ tạo ra những những tấm giấy carton 3 lớp hoàn chỉnh.
Quy trình sản xuất bao bì carton 5 lớp phức tạp hơn khi phải chạy sóng giấy 2 lớp qua 2 đầu máy rồi mới chạy qua máy cán lớp sóng cuối cùng.
Ngoài lớp giấy 3 lớp và 5 lớp, quy trình sản xuất bao bì cũng có thể chạy để tạo ra giấy 2 lớp, 4 lớp, 6 lớp và cả giấy 7 lớp tuy nhiên các loại giấy này khá ít người lựa chọn. Chỉ khi có khách đặt hàng thì các công ty sản xuất bao bì carton mới chạy theo yêu cầu.
Trong quy trình chạy giấy sóng, nhà cung cấp cũng cần hết sức chú trọng việc chọn sóng giấy. Bởi điều này quyết định đến độ cứng, độ đàn hồi và cả độ bục của giấy carton. Các loại sóng giấy cơ bản bao gồm sóng A, sóng B, sóng C, sóng E… Khi các loại này kết hợp lại với nhau ta có giấy carton khác sóng như AB hay BC hoặc trùng sóng như B – B hay E – E.
Bước 3: Cắt giấy
Sau khi có giấy carton 3 lớp và 5 lớp, các công ty bao bì sẽ tạo ra các thùng bìa carton theo kích thước khách hàng yêu cầu hoặc cắt thành giấy tấm để bán lại cho các công ty bao bì nhỏ không thể tự mình chạy quy trình sản xuất bao bì sản phẩm.
Để cắt được giấy tấm đúng như kích thước yêu cầu, nhân viên kỹ thuật sẽ phải điều chỉnh các thông số trên máy chạp giấy. Có thông số chính xác rồi, máy chạp giấy sẽ chạy ra những giấy tấm theo đúng yêu cầu kích thước mà khách hàng cần. Như vậy, về cơ bản, giấy carton tấm đã hoàn thành.
Bước 4: In thùng giấy carton
Công việc tiếp theo trong quy trình sản xuất là in những thông tin liên quan đến sản phẩm, nhãn hàng lên thùng giấy carton. Đây không chỉ là cách để đưa thông tin của doanh nghiệp mình tiếp cận với khách hàng mà thông qua các hình ảnh sản phẩm, tên tuổi nhãn hàng cũng được quảng bá mạnh mẽ hơn. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hình ảnh, chữ viết cũng như số lượng sản phẩm để tiến hành in thủ công hay in máy.
Bước 5: Đóng ghim, dán keo
Khi tất cả các công đoạn trên đã hoàn tất, khâu cuối cùng là đóng ghim và dán keo. Người ta thường sử dụng keo hoặc ghim gắn 2 đầu của mảnh giấy carton để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó, tiến hành kiểm tra đối chiếu kích thước cũng như các chi tiết với yêu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm cuối cùng đạt yêu cầu, việc còn lại chỉ là xếp lại và bán thùng giấy cho khách hàng.
Quy tắc tính giá thùng carton
Quy tắc này áp dụng với thùng hộp carton kiểu dáng 2 nắp đậy dán keo như thùng mì tôm với ba tiêu chí cơ bản: diện tích giấy sử dụng, đơn giá/m2 và màu sắc in ấn.
Giá thùng carton = (Diện tích thùng carton) * (Đơn giá/m2) + Tiền in ấn (Nếu có)
Cách tính diện tích giấy sử dụng:
Công thức tính diện tích chung:
Nếu chiều dài và chiều rộng thùng giấy nhỏ hơn 120: ((Dài + Rộng) x 2 + 5)x(Rộng + Cao + 3)/10000
Nếu chiều dài và chiều rộng thùng giấy nhỏ hơn 120: ((Dài + Rộng) x 2 + 10)x(Rộng + Cao + 3)/10000
Tùy kích thước của từng loại thùng mà diện tích giấy sử dụng có sự thay đổi:
Kích thước thùng dài 60 x 40 x 20 cm: S = ((60 + 40) x 2 + 5) x (40 + 20 + 3))/10000 = 1.29 m2
Kích thước thùng dài 70 x 60 x 40 cm: S = ((70 + 60) x 2 + 10) x (60 + 40 + 3))/10000 = 2.78 m2
Tính đơn giá/m2
Để tính giá thùng carton chính xác, bạn cần xác định loại giấy nguyên liệu cũng như những đặc điểm vật lý của nó bao gồm:
Giấy tốt hay giấy thường
Giấy trắng hay vàng
Định lượng giấy mỗi lớp bao nhiêu gam.
Chất liệu thùng carton là 3 lớp, 5 lớp hay 7 lớp.
Mẫu mã hộp nắp thường, nắp gập hay hộp âm dương
Mỗi loại giấy khác nhau sẽ có mức giá khác nhau, do đó nếu không tìm hiểu và xác định loại giấy nguyên liệu thì bạn sẽ mơ hồ thậm chí bị dắt mũi khi báo giá thùng carton. Có khi, sản phẩm là thùng carton giá rẻ nhưng báo giá lại tính theo hàng cao cấp mà bạn không hề hay biết. Ví dụ:
Báo giá hộp giấy kích thước 60 x 40 x 20cm với 5 lớp giấy thường có đơn giá 10.000đ/m2: 1.29 x 10.000 = 12.915 VND
Báo giá hộp giấy kích thước 70 x 60 x 40 cm với giấy thường 3 lớp có đơn giá 7.600đ/m2: 2.78 x 7.600 = 21.128 VND
- Công thức trên chỉ mang tính chất tham khảo và không áp dụng cho sản phẩm thùng carton giá rẻ
Tính giá thùng carton đừng bỏ qua chi phí in ấn
Tùy thuộc vào sản phẩm chứa bên trong và yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất sẽ quyết định hình thức in ấn phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất. Nhưng nhìn chung, nếu bạn muốn in ấn logo, kí hiệu hay yêu cầu riêng trên thùng thì gia thung carton luôn luôn cao hơn loại thùng trơn không in.
Nếu thùng carton chỉ đơn giản dùng để bảo quản, bạn chỉ cần in ấn đơn giản với các ký hiệu nhận dạng màu đen bằng phương pháp in flexo. Trường hợp số lượng ít thì có thể in lụa để tiết kiệm chi phí.
Nếu sản phẩm chứa bên trong là hàng cao cấp có thương hiệu thì bạn nên chọn phương pháp in offset nhiều màu chất lượng cao cho hình ảnh sắc nét. Tuy nhiên, gia thung carton in offset thường cao hơn 30% so với kỹ thuật in thông thường.
Yếu tố lớn ảnh hưởng đến giá thùng carton là số lượng đặt hàng của bạn. Nếu đặt hàng số lượng lớn, giá sẽ rẻ hơn và ngược lại.