1. TƯ VẤN, BÁO GIÁ: Hotline, Add và gửi thông tin đến ZALO 0908282036
EMAIL inanquangcao.xyz@gmail.com
2. ĐẶT HÀNG, THIẾT KẾ, DUYỆT MẪU: ONLINE
3. GIAO HÀNG: TOÀN QUỐC
LỊCH SỬ NGÀNH IN OFFSET. Trước khi ngành in ra đời, một tác phẩm nào đó, muốn nhân lên thành nhiều bản, người ta phải chép lại bằng tay, gọi là thủ bản (manuseript). Cách này không thể sao chép thành nhiều bản được, nên ngành in ra đời để đáp ứng nhu cầu nhân bản tác phẩm.
VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGÀNH IN OFFSET
Trước khi ngành in ra đời, một tác phẩm nào đó, muốn nhân lên thành nhiều bản, người ta phải chép lại bằng tay, gọi là thủ bản (manuseript). Cách này không thể sao chép thành nhiều bản được, nên ngành in ra đời để đáp ứng nhu cầu nhân bản tác phẩm.
Người ta khắc chữ hoặc/và hình ảnh lên tấm gỗ. Phần được in thì nhô lên cao, phần không in thì lõm xuống. Khi in, người ta phủ lớp mực lên bề mặt gỗ rồi đặt tờ giấy lên, dùng dao gạt (bằng gỗ hoặc chất liệu nào đó đã mài nhẵn) gạt nhẹ lên tờ giấy, mực sẽ truyền từ phần tử in lên giấy. Ở phương pháp in này, vì là in trực tiếp, chữ và hình ảnh trên bản in phải ngược. Bản in khắc gỗ này có nhược điểm là khi bị hư một nét trên bản in thì phải làm lại toàn bộ bản in. Để khắc phục tình trạng này, người ta ghép các chữ lại với nhau. Sắp chữ ra đời.
Các nhà sử học chưa thống nhất được niên hiệu của ngành in trong lịch sử, nhưng đều thống nhất rằng chính Trung Quốc là nơi ra đời bản in khắc gỗ từ thế kỷ thứ VII trước công nguyên. Đây là bước tiến quan trọng so với cách sao chép bằng tay trước đó. In khắc gỗ được áp dụng rộng rãi vào thế kỷ thứ IX, cuốn sách cổ nhất được in bằng bản khắc gỗ là cuốn kinh Kim Cương in năm 848 của ông Vương Giới được phát hiện năm 1900 ở Đơn Hoàng tỉnh Cam Túc (Trung Quốc).
Kinh Kim cương. Bản in chùa Van Đức và chùa Phước Lâm Hội An, Quảng Nam Thế kỷ 16, 17
Ở Châu Âu đầu thế kỷ 15 áp dụng phương pháp in khắc gỗ. Tốc độ phát triển rất nhanh, đến giữa thế kỷ 16 đã áp dụng phương pháp sắp chữ từ những ký hiệu riêng lẻ. Ông Johan Gutenberg (tên đầy đủ là Johannes Gensfleisch Zum Gutenberg) (người Đức), Caxchioro (người Hà Lan), Pampilo (người Ý) được coi như những ông tổ của ngành in ở Châu Âu vì họ đã cùng một lúc phát minh ra quá trình in. Người có công đặc biệt là Johan Gutenberg được công nhận là người phát minh ra ngành in Typô, là ông tổ ngành in ở Châu Âu. Ngày 21-6-1440 là ngày Johan Gutenberg khởi công in sách.
Gutenberg xuất thân là thợ kim hoàn, năm 42 tuổi, ông lập máy in tay đầu tiên ở Strasbourg. Ông thay đổi thành phần hợp kim chì, bỏ đồng (Cu) thay bằng Angtimoan (Sb). Ông là người đầu tiên lập nên qui trình công nghệ in, chế tạo đồng mô (matrix), xưởng đúc chữ chì, sắp chữ chì và in trên một bàn ép bằng gỗ.
Gutenberg không phải là người đầu tiên chế tạo đồng mô nhưng chính ông đã thay đổi thành phần hợp kim và đặt tên cho các con chữ đúc ra từ đồng mô là Type. Vì thế ngày nay ta mới gọi nghề in là Typographie (sắp chữ).
Ở Châu Âu, hầu như cùng lúc với in Typô đã xuất hiện phương pháp in Helio (in lõm) vào năm 1446. Người ta chế tạo trục in ống đồng (Gravue) bằng cách khắc lên đó những hình ảnh, nét chữ cần in.
Thời kỳ này, để phục chế những bản mẫu ảnh người ta áp dụng phương pháp in Typô và in Helio (ống đồng). Khi áp dụng rộng rãi phương pháp in ống đồng người ta gặp phải khó khăn rất lớn khi chế bản là phải khắc lên bản đồng. Chính vì khó khăn này đã tìm ra phương pháp chế bản mới: Gia công hóa học bản đồng và bản thép. Đến đầu thế kỷ 18 phương pháp ăn mòn hoá học để chế tạo ống đồng mới được áp dụng. Người thợ khắc Thụy Sĩ tên là Urs Graf là tác giả các bản khắc ăn mòn bằng axit đầu tiên. Vào những năm 1760-1780 người ta dùng phương pháp in lõm (Helio) để in tranh vẽ rất phổ biến nhưng vẫn chưa được cơ giới hóa. Mãi đến năm 1910 phương pháp in này mới được cơ giới hóa.
Năm 1796 một họa sĩ người Tiệp Khắc tên là Aloys Senefelđer tình cờ phát minh ra kỹ thuật in litho (in phẳng) khi ông vẽ tranh lên tấm đá mài mịn và lợi dụng việc đẩy nhau giữa nước và dầu nhờn: việc phát hiện phương pháp in litho đã mở màn cho việc nghiên cứu một phương pháp in mới là in offset (1798). In phẳng khác với in lồi và in lõm ở chỗ phần tử in và phần tử không in đều nằm trên cùng một mặt phẳng. Nhưng tới năm 1860, các ông Kocher, Houssiau, Pelas đưa bản cao su bổ sung vào phương pháp in offset mới chính thức ra đời.
Người đầu tiên đưa ra kỹ thuật in Offset với các trục tròn là hai anh em nhà Harris, Charles và Albert Harris. Độc lập với anh em nhà Harris là ông Washington Rubel. Trong 1 lần vận hành máy in Litho, ông nhận thấy mỗi khi bỏ nhịp, thì tờ giấy tiếp theo được đưa vào có 2 hình ảnh, mặt trên thuận và mặt dưới ngược. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng mặt ngược có hình ảnh mịn màng hơn vì hình ảnh được truyền qua tấm lót cao su. Máy in Offset dùng 3 ống trụ tròn đầu tiên ra đời.
Sau đó, người ta đã khám phá ra tính nhạy sáng của các muối Cromat để tạo ra phương pháp hiện ảnh cho chế tạo khuôn in. Tiếp tục người ta lại tìm ra cách dùng các hạt Trame để phục chế ảnh tầng thứ. Ban đầu, trong chế bản, người ta sử dụng tram AM (Amplitude Modulated: điều biên, tức hạt trame có kích thước thay đổi), sau đó, người ta sử dụng trame FM (Frequency Modulated: điều tần, tức hạt trame có kích thước cố định nhưng tần suất xuất hiện thay đổi) và trame Hybrid (trame lai AM và FM). Trame FM và trame Hybrid có ưu điểm là loại bỏ hiện tượng Moiré và Rossette mà trame AM mắc phải.